Tổng thống Nga – Vladimir Putin, gần đây dường như đã bày tỏ quan điểm ủng hộ tiền mã hoá và ứng dụng chúng trong lĩnh vực thanh toán. Trong buổi phỏng vấn với CNBC gần đây, Putin đã nhận định rằng các tài sản tiền mã hoá “có quyền tồn tại và có thể được sử dụng làm công cụ thanh toán,” – quan điểm ủng hộ tiền mã hoá này vị Tống thống Nga đã khiến vô số ngân hàng trung ương của Nga bất ngờ, đặc biệt là với những ngân hàng đã từng đưa ra cảnh báo với các trader tiền mã hoá tại quốc gia này, cũng như đã từng nhắc nhở về mức rủi ro cao của việc giao dịch tiền mã hoá.
Bình luận việc xem tiền mã hoá là một phương thức thanh toán tiềm năng của Putin đã được đưa ra vào thời điểm khi Mỹ và một số quốc gia châu Âu khác đang cân nhắc về việc đưa ra các quy chế chặt chẽ hơn cho thị trường này. Vị Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh rằng, tiền mã hoá là công nghệ còn khá mới mẻ và có độ biến động cao, nhưng về lâu dài, loại tiền tệ này có thể trở thành một phương thức thanh toán hợp pháp. Ông giải thích như sau,
“Hiện tiền mã hoá không neo theo bất kỳ loại hình tài sản nào. Sự tồn tại và ứng dụng của nó trong việc thanh toán hoàn toàn có thể sử dụng được, nhưng còn việc ứng dụng cho giao dịch với dầu hoặc các nguyên liệu thô và nguồn năng lượng thì với tôi, vẫn còn quá sớm để bàn về vấn đề này.”
Nếu bạn muốn tìm hiểu về sàn giao dịch forex, hãy xem thêm bài viết: Sàn forex uy tín.
“Tuy nhiên, khi mọi thứ ngày một phát triển hơn, thì cái gì cũng có quyền được tồn tại. Chúng ta sẽ cần theo dõi xem loại tài sản này phát triển như thế nào trong tương lai, hoặc có thể ngày nào đó, nó sẽ được xem là một tài sản để tích luỹ. Chúng ta đã thấy đây là một thị trường biến động và còn vô cùng mới mẻ.”
Liệu Nga có đi một con đường khác với Mỹ
Nhận xét của Putin về thị trường tiền mã hoá đã cho thấy Nga không hoàn toàn loại bỏ định nghĩa về tiền mã hoá. Đất nước này cũng từng đối mặt với khá nhiều lệnh trừng phạt của Mỹ kể từ năm 2014, nên sự phát triển của loại tài sản kỹ thuật số có thể giúp Nga vượt qua các trừng phạt về giao dịch, tương tự như việc Iran đã từng cố sử dụng Bitcoin.
Mỹ, mặt khác, cũng dường như không có bất kỳ kế hoạch nào trong việc cấm đoán tiền mã hoá hoàn toàn như Trung Quốc, nhưng chính sách khắc và các quy chế mà SEC đưa ra chắc chắn là một rào cản không nhỏ đối với sự phát triển của thị trường này.